Hiển thị 1–12 của 22 kết quả

Xe nâng điện là gì?

Xe nâng điện là xe nâng hàng dùng điện năng từ nguồn bình ắc quy và các mô tơ để hoạt động. Nó sử dụng hai mô tơ, mô tơ di chuyển dành cho việc di chuyển, và mô tơ nâng hạ dành cho việc nâng hạ.

Nếu chỉ sử dụng 1 mô tơ cho việc nâng hạ hoặc chỉ cho việc di chuyển thì người ta gọi đó là xe nâng bán tự động, vì chỉ có một nửa công năng dùng ắc quy.

Nếu sử dụng cả hai mô tơ cho cả việc di chuyển và việc nâng hạ, thì người ta gọi là xe nâng tự động hoặc xe nâng điện.

Cấu tạo

Xe nâng điện là xe được thiết kế có càng lớn, sức chịu tải lớn để nâng hạ, di chuyển hàng hóa. Nó được sử dụng phổ biến trong các cơ sở, đơn vị kinh doanh, sản xuất, phân phối hàng hóa công nghiệp thay công sức bốc xếp của con người.

Cấu tạo chung của xe nâng điện bao gồm những bộ phận sau:

  • Khung nâng đỡ thân xe
  • Càng nâng
  • Giá nâng
  • Đối trọng
  • Mui xe
  • Động cơ điện hay bình chứa nhiên liệu
  • Hệ thống ga, bảng điều khiển
  • Bo mạch điều khiển truyền tín hiệu điều khiển
  • Hệ thống bánh xe.

Cấu tạo chung của xe nâng điện

Ưu nhược điểm của xe nâng điện 

Ưu điểm 

  • Ít tiếng ồn, vì xe nâng không sử dụng động cơ đốt trong, không có tiếng nổ như xe nâng dầu, gas, xăng… quá trình vận hành vô cùng êm ái, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sản xuất các đơn vị
  • Sử dụng năng lượng điện,tiết kiệm chi phí mua gas, xăng, dầu… Nguồn năng lượng điện phổ biến, dễ tìm, luôn sẵn có, có thể sử dụng ở mọi nơi vì không ảnh hưởng đến an toàn cháy nổ cơ sở như khi dự trữ khí hóa lỏng, dầu, xăng…
  • Hạn chế khí thải ra môi trường, an toàn với sức khỏe và môi trường sống. Đặc biệt phù hợp cả với lĩnh vực yêu cầu sự sạch sẽ như: thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm…
  • Thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với nhiều đơn vị, kho bãi, nhà xưởng, có thể di chuyển đến các vị trí góc khuất, khe nhỏ mà các xe nâng lớn không tiếp cận được
  • Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thấp hơn, cấu tạo cũng đơn giản, dễ tìm kiếm đơn vị sửa chữa.

Nhược điểm 

  • Chi phí đầu tư, mua xe mới ban đầu cao
  • Cần thời gian nghỉ để sạc điện đầy các bình điện dự phòng, nên không thể làm việc liên tục cả ngày
  • Cần đảm bảo nghiêm ngặt các yêu cầu về bảo trì bình điện và điều kiện bảo quản xe, điều kiện nơi làm việc. Xe không thể làm việc trong điều kiện nhiều độ ẩm, ngoài mưa gió,…

Phân loại xe nâng điện

Xe nâng điện bán tự động

  • Đây là loại xe nâng điện thường có thiết kế nhỏ gọn, còn gọi là xe nâng tay điện.
  • Nó chỉ có chiều cao dưới 3,5m, khả năng nâng trọng tải được tối đa 2.5 tấn, khi sử dụng, người lái cần kéo đẩy tay để hoàn thành công việc nâng hạ, di chuyển hàng hóa.

Xe nâng điện đứng lái 

  • Xe có thiết kế cũng tương đối nhỏ gọn, đa dạng mẫu mã, model, đem lại nhiều sự lựa chọn cho người mua hàng nhất.
  • Xe có thể nâng hạ hàng hóa lên độ cao tối đa tới 12m. Có loại xe có chỗ đứng/buồng lái cho người lái và không có chỗ đứng, yêu cầu người lái phải đi bộ theo xe khi xe di chuyển.

Xe nâng điện ngồi lái

  • Dòng xe nâng điện ngồi lái này có buồng lái, ghế ngồi để người lái không phải di chuyển theo xe, đi kèm hộp số tự động, chân ga cảm biến và bảng điều khiển riêng biệt trên tường buồng lái,…
  • Người lái sẽ thấy dễ dàng trong thao tác hơn, xe cũng đi kèm nhiều tính năng hiện đại hỗ trợ vận chuyển, nâng hạ hàng hóa trong kho bãi hơn.
  • Xe nâng điện loại này có thể phục vụ tốt cho các kho bãi lớn, với tải trọng có thể đạt đến 3 – 5 tấn, khả năng di chuyển êm ái, nhanh chóng.

Xe nâng điện thấp

  • Dòng xe nâng điện này chủ yếu phục vụ việc nâng hạ hàng hóa với độ cao thấp, tối đa là 2m.
  • Thường dùng để vận chuyển hàng hóa tại bến tàu, kho hàng có cửa thấp, diện tích chật hẹp,…

Xe Nâng Điện Ngồi Lái | Những Điều Cần Biết - Trung Tâm Tuyển Sinh Hướng Nghiệp 

Xe nâng điện Clark

Xe nâng điện Clark

Xe nâng điện cũ

Xe nâng điện đứng lái cũ

Xe nâng điện ngồi lái

Xe nâng điện ngồi lái BX2 mới

Xe nâng điện ngồi lái

Xe nâng điện ngồi lái khung thấp